4 quy tắc nhận diện nhanh người bị tai biến mạch máu não

Để nhận biết các dấu hiệu tai biến mạch máu não, hãy nhớ từ FAST bao gồm Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian).

Sơ cứu khi người nhà bị đột quỵ não

Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước. Nếu sơ cứu đúng cách, người bệnh có thể giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.

Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ khi trời trở lạnh

Đột quỵ não được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất khi đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong và đứng đầu về nguyên nhân gây tàn tật. Đột quỵ não đặc biệt gia tăng mạnh và gây những hậu quả nặng nề khi thời tiết thay đổi.

Điều trị phục hồi cho bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não

Để cải thiện di chứng và phòng ngừa đột quỵ tái phát, việc tuân theo một chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng hợp lý là những yếu tố rất quan trọng góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả phục hồi.

Cảnh giác với nguy cơ đột quỵ vào dịp Tết

Trời lạnh, độ ẩm cao cùng những căng thẳng, áp lực, ăn uống thả ga nhưng lại quên tập luyện… khiến nguy cơ đột quỵ não có xu hướng gia tăng, đe dọa sức khỏe người bệnh trong dịp Tết.

Công dụng của Địa long trong phòng tai biến mạch máu não

Địa long là con giun đất, có tên khoa học Pheritima asiatica michaelsen, thuộc họ cử dẫn (Megascolecidae). Ít ai biết rằng giun đất là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền được sử dụng hơn 1000 năm nay. Y văn gọi vị thuốc từ giun đất là Địa long (Rồng đất). Ý nghĩa của cái tên này cho thấy công dụng của Giun đất chắc chắn không nhỏ trong việc chữa trị bệnh.

Phương pháp điều trị và thuốc chữa bệnh đột quỵ

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) thường để lại di chứng vô cùng nguy hiểm như liệt nửa người, méo miệng, rối loạn nuốt khó nuốt, rối loạn trí nhớ mất tập trung… Tuy nhiên bệnh nhân có khả năng phục hồi một phần hoặc hoàn toàn nếu được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát

Tỷ lệ tử vong chung của đột quỵ vào khoảng 10-20%. Tuy vậy gánh nặng thật sự chính là hậu quả tàn phế. Mức độ tàn phế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ đột quỵ, tuổi, những bệnh mãn tính đi kèm…Sau khi đột quỵ lần đầu thì nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Cần tuân thủ thuốc điều trị theo hướng dẫn, không nên tự ý dừng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Cách phục hồi thần kinh sau đột quỵ

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế và hàng loạt các biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Bệnh nhân đột quỵ đa số bị liệt nửa người, mất khả năng vận động, tiểu tiện không tự chủ, mất ý thức do thần kinh não bị ảnh hưởng nặng nề… Khả năng phục hồi các di chứng như đã nói ở trên sau khi bị đột quỵ là rất khó khăn, nhất là việc phục hồi chức năng thần kinh não.

×
Đăng ký thành công!